Làm gì để được nhận bảo hiểm xe sau tai nạn giao thông

Chẳng ai mong điều chẳng may, cũng chẳng ai đoán trước được điều gì, vậy nên nếu không may xe của bạn gặp tai nạn, bị hư hỏng, bạn phải làm những thủ tục gì để nhận được bảo hiểm.
Xem thêm: Blog Butterfly Insurance
Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn cho một độc giả Trịnh Bình (Bắc Ninh) như sau:
Thông qua quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định 103/2008, chủ phương tiện ôtô, xe máy cần phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.

Phai lam gi de duoc nhan bao hiem xe sau tai nan giao thong hinh anh 1
Đối với trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, bạn sẽ nhận được bảo hiểm xe máy, ôtô nếu không thuộc các trường hợp sau trong quy định tại Điều 13 Nghị định 103/2008:
- Hành động cố ý gây thiệt hại bởi chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy và không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe khi không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe riêng.
- Thiệt hại gây ra các hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với các tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Yếu tố khác: chiến tranh, khủng bố, động đất.
Để được nhận tiền bảo hiểm cho phương tiện của mình, bạn phải lập hồ sơ bồi thường theo doanh nghiệp bảo hiểm lập theo quy định.
Hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu sau: Tài liệu liên quan đến xe, lái xe; Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản; và Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.

Qua quy định tại Khoản 2, Điều 16 của Nghị định 103/2008 thì trong khoảng thời gian 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc về trách nhiệm của chủ xe cơ giới để được hưởng bảo hiểm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuyển dụng nhân sự thông qua "bứt phá" với công nghệ (P1)